Hướng dẫn thi công, lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate [CHI TIẾT]

    Tấm nhựa Polycarbonate là loại vật liệu xây dựng hiện đại, đa năng, được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như mái che, vách ngăn, lan can, cửa sổ, vv. Với độ bền cao, chịu được nhiều thời tiết khác nhau, chống tia UV và chống trầy xước, tấm Polycarbonate rất phù hợp cho các công trình ngoài trời. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thi công, lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.

    I. Chuẩn bị trước khi thi công tấm nhựa Polycarbonate

    Trước khi bắt đầu thi công, để đảm bảo việc lắp đặt diễn ra nhanh chóng, dễ dàng bạn bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các dụng cụ sau:

    • Máy bắt vít 

    • Máy khoan 

    • Máy cắt và lưỡi cắt gỗ

    • Nẹp sập 3 thanh 

    • Thanh định vị vít T

    • Thanh sập M

    • Thanh úp vít U

    • Ke chống bão

    • Vít bắt tấm

    • Dao rọc giấy

    • Mũi khoan mồi

    • Băng dính 2 mặt

    • Búa cao su 

    • Keo silicon

    Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu thi công, bạn cũng cần kiểm tra kỹ tấm nhựa Polycarbonate để đảm bảo không có vết trầy xước hay hư hỏng nào. Nếu phát hiện có vết trầy xước, cần thay thế tấm mới để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình.

     

    Phụ kiện cần chuẩn bị trước khi thi công tấm nhựa Poly

    II. Các bước thi công lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate

    Bước 1: Đo khoảng cách tim xà gồ

    Trước khi tiến hành lắp đặt, bạn cần dựng hệ kèo và lắp đặt các tấm xà gồ theo độ dày tấm Poly sau: 

    • Độ dày tấm 2mm - 4mm (thì khoảng cách tim xà gồ sẽ là 600mm - 700mm)

    • Độ dày tấm 5mm - 6mm (thì khoảng cách tim xà gồ sẽ là 700mm - 800mm)

    • Độ dày tấm 8mm - 10mm (thì khoảng cách tim xà gồ sẽ là 1000mm)

    =>> Ở phần tiếp giáp giữa 2 tấm lợp cần để khe hở từ 10mm - 15mm cũng như phải có thanh đỡ trên dưới để đảm bảo khả năng chịu lực công trình. Bôi keo silicon tùy chỉnh trên dưới hoặc dùng nẹp sập)

    Bước 2: Khoan mồi

    Tất cả các sản phẩm tấm lợp Poly có độ dày từ 3mm - 6mm đều phải khoan mồi đường kính 10mm trước khi thi công. Còn đối với tấm 8mm trở nên thì lỗ khoan phải từ 12mm-14mm.

    Bước 3: Bắt vít

    - Vị trí bắt vít ở giữa khe hở nối 2 tấm.

    - Không bắt vít sát vào mép tấm hoặc bắt quá chặt, để nhựa có độ giãn nở nhiệt.

    Theo đó, khi bắt vít, thợ thi công nên lưu ý không được bắt chặt vít và phải có long đen để đệm. (Chú ý, bắt vít và long đen sao cho vừa chạm vào tấm nhựa để đảm bảo có độ co giãn.

    Bước 4: Dùng cưa để cắt

    Dùng lưỡi cắt gỗ có răng cưa để cắt tấm nhựa Poly. Lưu ý để nguyên màn phim khi cắt để tránh trầy xước. 

    Bước 5: Bán kính tối thiểu để lắp đặt

    Khi lắp đặt tấm nhựa Poly cần uốn cong, bạn cần uốn cong tấm dựa theo bảng bán kính tối thiểu sau: 

    • Độ dày 4mm: Bán kính tối thiểu 700

    • Độ dày 5mm: Bán kính tối thiểu 875

    • Độ dày 6mm: Bán kính tối thiểu 1050

    • Độ dày 8mm: Bán kính tối thiểu 1400

    • Độ dày 10mm: Bán kính tối thiểu 1750

    Bước 6: Kiểm tra và làm sạch

    Sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt, cần kiểm tra lại toàn bộ công trình để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn. Sau đó, làm sạch các vết bẩn hoặc dấu vết trên tấm nhựa Polycarbonate bằng cách lau sạch bằng nước và khăn mềm.


     

    III. Một số lưu ý khi thi công lắp đặt tấm Poly

    Nên 

    Không nên

    Dùng cưa gỗ

    Không dùng cưa sắt để cắt tấm.

    Lắp tấm xuôi theo chiều dài tấm nhựa, độ dốc trên 10 độ với mái phẳng.

    Không lợp ngang mái phẳng quá 4m dài tấm.

    Lắp đặt tấm Poly phía màng phim ở trên

    Không gỡ màng phim khi chưa thi công xong. 

    Khi bắt vít, khoan lỗ mồi lớn hơn gấp 3 lần đường kính chân vít.

    Vít và ke tròn bắn vừa chạm tới bề mặt tấm và Không bắn Quá chặt.

    Thi công vật liệu trong vòng 72h, tấm Poly phải được đặt ở nơi khô ráo, có mái che và được kê trên tấm Pallet gỗ hoặc nhựa.

    Tuyệt đối không đặt vật liệu xuống nền xi măng.

    Sử dụng nẹp nhôm sập to 3 thanh cho tấm 8-10mm và nẹp sập nhỏ dùng cho tấm 4-5-6mm.

    Không bắt vít gần mép tấm.

    Không bôi keo vào chính giữa lỗ khoan mồi và khe hở giữa 2 tấm. 

    Lưu ý quan trọng: Sau khi lắp đặt xong thì bỏ màng phim

    IV. Các tiêu chuẩn công trình sau khi thi công tấm nhựa Polycarbonate

    Sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate, cần kiểm tra lại toàn bộ công trình để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn. Nếu phát hiện có bất kỳ vấn đề gì, cần khắc phục ngay để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình.

    Cụ thể hơn, bạn cần đảm bảo tiêu chuẩn công trình nhựa Polycarbonate sau khi thi công như:

    • Vị trí các ốc vít cách đều nhau, không quá mau. 

    • Bề mặt tấm khin khít, liên kết chặt chẽ giữa các thanh nẹp nhôm.

    • Vật liệu sau lắp đặt phải đảm bảo tính chắc chắn, không lỏng lẻo. 

    V. Một số công trình thi công tấm nhựa Polycarbonate

    Tấm nhựa Polycarbonate được sử dụng rộng rãi trong các công trình mái che như mái hiên, mái xếp, mái vòm, vv. Với tính năng chống tia UV và chống trầy xước, tấm nhựa Polycarbonate là lựa chọn lý tưởng cho các công trình mái che ngoài trời.

    Cụ thể hơn về các công trình tấm nhựa Poly được thi công bởi Phạm Gia Building: 

    Công trình Vinpearl Hòn Tre Nha Trang

    Công trình trường học lắp đặt tấm nhựa Poly

    Công trình nhà biệt thự lắp đặt tấm nhựa Poly

    Công trình mái nhựa lấy sáng nhà xưởng

    Kết luận

    Việc thi công, lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn của công trình. Nếu khách hàng muốn thi công nhanh chóng, đúng kỹ thuật thì có thể tham khảo trọn gói dịch vụ lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate tại Phạm Gia Building để được đội thợ hỗ trợ tận tình với báo giá phải chăng nhất.

    Thông tin liên hệ

    Công ty Cổ phần Kỹ thương Phạm Gia

    Địa chỉ: Chợ VLXD, Ngọc Đại, Đại mỗ, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 0918988789 - 02466822668

    Email: Phamgiabuilding@gmail.com

    Website: tamnhuathongminh.vn

    TRUNG TÂM DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG PHẠM GIA

    Hotline0918.988.789